Những “cục đá thô” ở Việt Nam mà cả thế giới săn lùng
Công trình nghiên cứu khoáng sản quan trọng
Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến nay cho thấy nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Trong số đó, có thể kể tới các khoáng sản quan trọng như quặng titan, quặng bauxit, đất hiếm, quặng urani.
Công trình nghiên cứu khoáng sản quan trọng
Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến nay cho thấy nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Trong số đó, có thể kể tới các khoáng sản quan trọng như quặng titan, quặng bauxit, đất hiếm, quặng urani.
Ngày 10/11/2021 vừa qua, dự án thành phần “Xây dựng bộ sưu tập mẫu khoáng sản (kim loại, phi kim loại, năng lượng…) phần đất liền, Việt Nam”, mã số BSTMV.29/15-18, đã được Hội đồng cấp Quốc gia nghiệm thu, đánh giá kết quả xếp loại Xuất sắc.
Đây là dự án thành phần (DATP) thuộc Dự án “Xây dựng bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam”, do PGS.TS. Phạm Tích Xuân làm chủ nhiệm, với mục tiêu xây dựng được bộ sưu tập cơ bản đầy đủ và tiêu biểu về khoáng sản (phần đất liền) của Việt Nam phục vụ trưng bày và nghiên cứu ở Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 1 (2015-2021), DATP đã xây dựng thành công bộ sưu tập mẫu gồm 104 bộ mẫu với 1468 tiêu bản, trong đó có 306 tiêu bản trưng bày và 1162 tiêu bản nghiên cứu.
Giới chuyên môn đánh giá bộ sưu tập này khá phong phú và tương đối đầy đủ về các khoáng sản rắn ở nước ta, đại diện cho hầu hết nhóm khoáng sản tiêu biểu, thuộc đủ các loại hình khoáng sản kim loại, phi kim loại và năng lượng.
Đáng chú ý, trong số những tiêu bản này có nhiều loại tài nguyên đang rất được săn đón trên thế giới, trong đó có thể kể đến những kim loại được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ tương lai như pin cho xe điện (bao gồm niken, lithium, coban), các kim loại cần thiết cho chất bán dẫn (như antimon), kim loại được sử dụng cho các loại màn hình điện thoại thông minh (đất hiếm), và không thể không kể tới kim loại cần thiết cho mọi ngành nghề như sắt, vonfram, nhôm, titan.
Mẫu vật khoáng sản ở Việt Nam
Một số mẫu vật DATP đã sưu tập được gần như là duy nhất do các lý do khác nhau mà việc sưu tập chúng trong tương lai là rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được.
Việc nhận diện các loại khoáng sản sẽ giúp nâng cao nhận thức, giúp các chuyên gia và người dân phát hiện các mỏ khoáng sản có giá trị cao ngay tại Việt Nam, qua đó hiểu rõ và xây dựng phương án tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tại đất nước.
Dưới đây là một số mẫu vật đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng tải:
Niken là kim loại đặc biệt cần thiết để chế tạo các sản phẩm công nghệ sử dụng pin sạc. Niken màu trắng bạc, bề mặt bóng láng có đặc điểm chính là cứng, dễ dát mỏng, dễ uốn, dễ kéo sợi. Do có tính chất đặc biệt, nên niken hiếm khi được sử dụng ở dạng tinh khiết mà chủ yếu được sử dụng như một thành phần hợp kim, nhất là các hợp kim chống ăn mòn, hợp kim từ, hợp kim chịu nhiệt, hợp kim có tính chất đặc biệt.
Antimon được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao, đây là thành phần chính trong chất bán dẫn, bảng mạch, công tắc điện, ánh sáng huỳnh quang, kính trong suốt chất lượng cao và pin lithium-ion. Không có antimon, không có iPhone. Không có TV độ phân giải cao. Không có thiết bị nhà bếp hiện đại hay thậm chí cả ô tô. Tất cả đều sử dụng mạch kỹ thuật số.
Vonfram có khả năng chống chịu hơn cả kim cương và cứng hơn thép rất nhiều, có điểm nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại chịu lửa cùng một số đặc tính khác khiến nó trở nên lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong thương mại và công nghiệp. Vonfram được dùng làm vật liệu chống mài mòn, sử dụng trong các ngành công nghiệp gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí và xây dựng. Đây là loại kim loại gần như không thể thay thế trong một loạt các ứng dụng công nghiệp như sản xuất máy hiệu suất cao và các hợp kim thép.
Titani (hay titanium) là một kim loại màu trắng bạc, có độ bền đặc biệt cao. Titani không bị ăn mòn trong nước biển và có khả năng chịu nhiệt mạnh. Lithium là một kim loại đặc biệt. Không chỉ nhẹ, mềm, lithium còn là một trong những kim loại có điểm nóng chảy thấp nhất và điểm sôi cao.
Một số loại khoáng sản khác. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Được biết, bộ sưu tập mẫu sẽ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam để trưng bày phục vụ công tác thăm quan, học tập của công chúng cũng như các nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất – khoáng sản và có thể trao đổi với các tổ chức bảo tàng khác.
- Theo Xã hội -